Bài viết

Giáo dục - EdTech: Từ thực tế ảo tới trí thông minh nhân tạo, sự quan tâm của các trường kinh doanh tới giáo dục trực tuyến

Các trường Đại học khai thác các thiết bị công nghệ đặc biệt như Second Life (thế giới không gian ba chiều) và tự động hoá

Hãy tưởng tượng nếu bạn tham dự lớp học tài chính tiếp theo của bạn trong môi trường thực tế ảo qua kính Google 3D hay nếu bạn giao lưu với các cựu sinh viên thông qua một bức ảnh đại diện được cài đặt trên laptop của bạn. Hoặc giáo sư môn chiến lược trả lời trực tiếp tới máy tính bảng của bạn trong một lớp học mô phỏng.

 

Đây chỉ là vài ví dụ về sự thay đổi có vẻ lạ lùng với các sinh viên MBA, những người dành nhiều kỳ học để ngồi trong lớp hơn là tìm hiểu thông tin trực tuyến. Nhưng khi các trường kinh tế hàng đầu thế giới bắt đầu quan tâm tới sức mạnh của đổi mới, những công nghệ lạ lùng này trở nên gần gũi hơn với hiện thực.

Phó giám đốc chương trình học mở rộng tại Khoa sau đại học – trường ĐH Stanford – Ông Fernando Contreras cho biết:. ‘Có rất nhiều sự thay đổi đang diễn ra. Học trực tuyến đang đi về đâu? Mọi trường kinh doanh đang tìm hiểu điều đó”.

Các trường đại học hàng đầu đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển công nghệ học nội bộ, một vài trường thậm chí cạnh tranh với sức hấp dẫn của Coursera, edX hay Udacity – các công ty công nghệ cung cấp chương trình học trên mạng. Trường Kinh doanh trực thuộc Stanford tiên phong trong công nghệ thực tế ảo – hiện đang được coi như tương lai của công nghệ người dùng. Công nghệ này đang được các trường đại học áp dụng trong giáo dục, lấy cảm hứng từ Oculus, Samsung và Google.

“Làn sóng chú ý này khiến cho mọi người lạc quan vào việc ứng dụng công nghệ cao cấp như Oculus Rift vào giáo dục” Fernado khẳng định. “Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra cho chúng ta đó là ảnh hưởng của chúng tới giáo dục? Liệu chúng có thực dự xây dựng cộng đồng theo hướng các cuộc họp trực tuyến chưa thể xây dựng?”

Câu trả lời cho những băn khoăn này vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, chúng cũng đã khiến các nhà giáo dục hàng đầu thế giới thử nghiệm nhiều sản phẩm đổi mới và tự hỏi “ta nên mua những thứ này, copy lại hay hợp tác?”. Giám đốc điều hành HBX – dự án giáo dục trực tuyến của Trường kinh doanh Harvard – Patrick Mullane cho biết “Chúng tôi luôn nhìn xem một vài năm nữa công nghệ nào sẽ ra mắt thị trường. Chúng tôi đang tạo ra một lớp học thực sự trên môi trường ảo”.

Trong khi hầu hết các trường Đại học thuộc nhóm Ivy League hào hứng áp dụng công nghệ số trong đào tạo, các nhóm khác lại gặp trở ngại từ vốn và các chi phí liên quan tới việc đưa bài học vào thực tiễn. Anne Trumbore, giám đốc Wharton Online, dự án số của ngôi trường danh giá Wharton, cho rằng khi các công nghệ thực tế ảo có khả năng tiếp cận tốt hơn, các trải nghiệm thực tế sẽ trở nên hấp dẫn hơn: “Đó là kiểu học mà một mặt bạn đọc các giả định hoàn cảnh, và mặt khác chúng sẽ được mô phỏng trên hệ thống ảo.

Phương pháp mới này đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ. Làm việc với các công ty khởi nghiệp về công nghệ sẽ là thử thách lớn cho các trường đại học hàng trăm năm tuổi. Nhưng họ nhận ra nhu cầu tất yếu này. Phó trợ lý cao cấp cho các chương trình học tại Trường kinh doanh Darden – một trong những đối tác đầu tiên của Coursera chia sẻ “Chúng tôi không muốn trở nên lỗi thời”. Hiện tại, trường đã có hơn một triệu người học trực tuyến, và mang lại doanh thu từ Moocs.

EdX là một trong những chương trình phát triển mạnh mẽ nhất. Anant Agarwal, Giám đốc điều hành edX và là giáo sư tại MIT, tin rằng đào tạo trực tuyến chỉ mới bắt đầu. "Các phương thức mới và các bằng cấp liên quan sẽ tiếp tục phát triển". Khi Moocs bùng nổ trên thị trường, các công ty đã hoài nghi. Nhưng giờ đây, chúng được sử dụng bởi các công ty danh tiếng như Accenture, Amazon, Google và Goldman Sachs. "Các công ty đang tái kiểm tra các phương thức tuyển dụng của họ” Anant nói.

Các trường kinh doanh có xu thế “lướt sóng” xu hướng công nghệ bắt đầu vài năm trước. Trường Stern trực thuộc Đại học New York và trường kinh doanh Mendoza nằm trong số các trường tiên phong sử dụng iPads trong chương trình MBA. James Henderson, giáo sư môn chiến lược, phụ trách đổi mới thể hiện sự lạc quan vào việc thay đổi tích cực tới trải nghiệm học tập qua việc sử dụng máy tính bảng. Ví dụ, người học có thể ghi chú khi nghe giảng, chụp ảnh các bài giảng trên bảng trắng để xem lại sau đó, hoặc tìm kiếm thông tin về các công ty một cách dễ dàng . Ông James cho biết: “Chúng tôi đã thử nghiệm máy tính bảng trên hệ thống Segway có tên gọi Tự động hoá kép – cho phép người học tham dự lớp từ xa. Tương lai của việc học trực tuyến sẽ rất thú vị.” Các trường học cũng bắt đầu khai thác các sản phẩm công nghệ như Second life (không gian ba chiều) và trí thông minh nhân tạo. Robin Teigland, giáo sư trường Kinh tế Stockholm cho biết họ cần thử nghiệm việc sử dụng AI và tự động hoá. Thay vì nói về các nhóm ảo, chúng ta có thể thực hành để trở thành chúng, điều đó biến việc học trở nên sống động.

Hầu hết các sinh viên đón nhận công nghệ như cá gặp nước. Và điều đó đã thuyết phục các giáo viên phải làm điều gì đó khác biệt. “Bạn dần phải làm quen với một không khí khác biệt trong lớp, khi rất nhiều người chỉ cắm cúi nhìn màn hình” thầy Roger Delves, phụ trách các chứng chỉ thuộc trường kinh doanh Ashridge chia sẻ kinh nghiệm về khoá MBA trực tuyến của trường. Giáo sư cũng cho rằng các trường kinh doanh bắt buộc phải thay đổi: “chúng tôi cần tìm những ứng dụng tốt nhất. Năm năm trước, máy tính chỉ là nơi bạn chia sẻ bài thuyết trình trên powerpoint, nhưng giờ, nó còn hơn như thế rất nhiều.” 

Peter Zemsky, trưởng khoa chiến lược đổi mới tại trường INSEAD nhận thấy các đồng nghiệp của ông rất hào hứng trải nghiệm cách thức tiếp cận công nghệ mới. Ông khẳng định vai trò đi đầu trong quản lý đào tạo số ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, giáo sư tin rằng tương lai của giáo dục kinh tế sẽ khó đoán trước. “Chúng ta hãy nhìn vào công nghiệp giải trí và âm nhạc, các ngành này đã ứng dụng công nghệ từ hơn 15 năm trước. Dù thế, các buổi diễn và hoà nhạc vẫn có sức hút vô cùng lớn.” 

Nguồn: Business Because

Tác giả: Seb Murray

Chia sẻ:

Bài viêt cùng danh mục: